5 loại trái cây gợi nhớ miền Tây

Bần, Bình Bát, Cà na… là những loại trái gắn liền với cuộc sống sinh hoạt và tuổi thơ của người miền Tây.

Ở miền Tây, cây bần mọc tự nhiên thành từng cụm ven sông, giúp giữ đất, tạo bóng mát và nơi cư trú cho các loài thủy sản như tép, cá tra. Trái bần có vị chát, chua, khi chín thịt bắt đầu mềm và có mùi thơm nhẹ. Con nít miền Tây có thú chèo ghe hái bần sống chấm muối ớt ăn chơi, sẵn tay hái bần về cho mẹ cắt nhỏ chấm mắm sặc, mắm rô hay kho cá, nấu canh chua cá tra với bần. Bông bần thì làm gỏi thịt, tép luộc ăn chan chán, kết hợp vị chua cay của chanh ớt trộn kèm. Ảnh: Bảo Nguyễn
Trái bần
Đây là loài cây mọc tự nhiên thành từng cụm ven sông, giúp giữ đất, tạo bóng mát và nơi cư trú cho các loài thủy sản như tép, cá tra. Trái bần có vị chát, chua, khi chín thịt bắt đầu mềm và có mùi thơm nhẹ. Trẻ em miền Tây có thú chèo ghe hái bần sống chấm muối ớt ăn, ngoài ra còn mang về cho mẹ cắt nhỏ chấm mắm sặc, mắm rô hay kho cá, nấu canh chua cá tra. Bông bần thì làm gỏi thịt, tép luộc ăn chan chát, kết hợp vị chua cay của chanh ớt trộn kèm. Ảnh: Bảo Nguyễn
Bình bát là loại cây dại, thân gỗ thuộc họ na, mọc ven mương, rạch ở nơi có đất nhiễm phèn miền Tây. Bình bát có vỏ mỏng, khi chín trái chuyển vàng, dễ nứt vỏ và có mùi thơm nhẹ, vị ngọt dù thịt mỏng, nhiều hạt nhưng rất được trẻ em miền quê yêu thích. Người lớn thì thích dầm đá ăn thanh mát ngày hè. Cây bình bát cho trái quanh năm, nhưng vào vụ phải đến khi nước nổi mới có trái nhiều. Ảnh: Huỳnh Nhi
Trái Bình bát
Bình Bát là loại cây dại, thân gỗ thuộc họ na, mọc ven mương, rạch ở nơi có đất nhiễm phèn miền Tây. Trái có vỏ mỏng, khi chín trái chuyển vàng, dễ nứt vỏ và có mùi thơm nhẹ, vị ngọt. Quả có thịt mỏng, nhiều hạt nhưng rất được trẻ em miền quê yêu thích. Người lớn thì thích dầm đá ăn giải nhiệt ngày hè. Cây bình bát cho trái quanh năm, nhưng khi nước nổi mới có trái nhiều. Ảnh: Huỳnh Nhi
Thanh trà vốn là cây mọc hoang ở vùng Bảy Núi, An Giang, nhưng ngày nay đã được nhân giống, trồng rộng rãi ở Vĩnh Long, nhiều nhất là ở xã Đông Thành, huyện Bình Minh. Trái chín màu vàng tươi, nho nhỏ, có mùi thơm như xoài, cóc chín, vị chua ngọt, thường được bóc vỏ chấm muối ớt ăn trực tiếp hay làm nước giải khát, dầm đá hoặc làm mứt trái cây. Người miền Tây còn dùng thanh trà để nấu canh chua, trộn gỏi hoặc kho cá, tuy nhiên loại trái này có giá khá cao và chỉ có theo mùa từ tháng 12 đến tháng 4 dương lịch, nên người dân dùng me hoặc chanh thay thế. Ảnh: Huỳnh Nhi
Thanh Trà
Trái chín màu vàng tươi, nhỏ, có mùi thơm như xoài, cóc chín, vị chua ngọt, thường được bóc vỏ chấm muối ớt ăn trực tiếp hay làm nước giải khát, dầm đá, làm mứt trái cây. Người miền Tây còn dùng thanh trà để nấu canh chua, trộn gỏi hoặc kho cá, tuy nhiên loại trái này có giá khá cao và chỉ có theo mùa, từ tháng 12 đến tháng 4 dương lịch.
Thanh trà vốn là cây mọc hoang ở vùng Bảy Núi, An Giang, nhưng ngày nay đã được nhân giống, trồng rộng rãi ở Vĩnh Long, nhiều nhất là ở xã Đông Thành, huyện Bình Minh. Ảnh: Huỳnh Nhi
Vào mùa nước nổi tháng 8 tháng 9 âm lịch là những cây cà na ven kênh rạch miền Tây lại bắt đầu sai trái, đoạn quốc lộ 61C từ TP Cần Thơ về Hậu Giang bắt đầu đầy những sạp hàng cà na tươi mới hái. Cà na có trái hình bầu dục, to bằng ngón tay cái người lớn, màu xanh căng mướt, vị chua, hơi chát nếu còn non. Khi cà na chín, trái hơi chuyển vàng và có mùi thơm dịu, kích thích khứu giác. Trái cà na được chế đủ món ăn chơi như cà na ngào, cà na ngâm đường chua ngọt. Người không ăn chua có thể đập dập trái, cắt khía bóp nước cho bớt chua rồi trộn đường, muối ớt ăn tươi cũng ngon không kém. Ảnh: Huỳnh Nhi
Cà na
Vào mùa nước nổi tháng 8, tháng 9 âm lịch, những cây cà na ven kênh rạch miền Tây bắt đầu sai trái. Đoạn quốc lộ 61C từ TP Cần Thơ về Hậu Giang đầy những sạp hàng cà na tươi mới hái hoặc sạp mứt. Cà na có trái hình bầu dục, to bằng ngón tay cái người lớn, màu xanh căng mướt, vị chua, hơi chát nếu còn non. Khi cà na chín, trái hơi chuyển vàng và có mùi thơm dịu, kích thích khứu giác. Trái cà na được chế đủ món ăn như cà na ngào, cà na ngâm đường chua ngọt. Người không ăn chua có thể đập dập trái, cắt khía bóp nước cho bớt chua rồi trộn đường, muối ớt ăn tươi. Ảnh: Huỳnh Nhi
Những cơn mưa mùa hè lướt qua báo hiệu mùa trâm miền Tây vào vụ. Có dịp đến vùng Bảy Núi, An Giang vào những ngày hè tháng 4 đến tháng 7, bạn sẽ dễ bắt gặp những cây trâm trĩu quả ven tỉnh lộ 15, khu vực xã núi Tô, huyện Tri Tôn. Trâm là loài cây thân gỗ, nhiều cành, có trái chín màu tím sẫm, căng bóng, vị ngọt và chát nhẹ, người miền Tây hái trái trâm chín ăn tươi, chấm cùng muối ớt ăn rất ngon. Ảnh: leogen.168/Instagram
Trái trâm
Có dịp đến vùng Bảy Núi, An Giang vào những ngày hè tháng 4 đến tháng 7 mùa trâm, bạn sẽ dễ bắt gặp những cây trĩu quả ven tỉnh lộ 15, khu vực xã núi Tô, huyện Tri Tôn. Trâm là loài cây thân gỗ, nhiều cành, có trái chín màu tím sẫm, căng bóng, vị ngọt và chát nhẹ, người miền Tây hái trái trâm chín, chấm cùng muối ớt để ăn chơi. Ảnh: leogen.168/Instagram

Góc ‘trời Âu’ ở xứ hang động

QUẢNG BÌNH – Đến Phong Nha, du khách có thể thăm những nhà thờ mang kiến trúc phương Tây, hòa hợp cùng vẻ đẹp thiên nhiên, hang động.

Nhà thờ giáo họ Na nằm bên bờ sông Son, đối diện trụ sở Oxalis – đơn vị duy nhất khai thác tour Sơn Đoòng. Lưng tựa vào rừng núi, nhà thờ với màu sơn vàng như một điểm thu hút ánh nhìn của du khách khi ngồi thuyền vãn cảnh sông Son.

Nhà thờ giáo xứ Chày nằm tại thôn Chày, thuộc Giáo hạt Nguồn Son, nằm ở Phúc Trạch, huyện Bố Trạch. Khuôn viên nhà thờ có nhiều ghế đá trước tháp chuông cổ.

Bên trong khuôn viên nhà thờ có tượng Đức Mẹ ban ơn đặt trên núi đá, trang trí nhiều cây cảnh.

Giáo xứ Chày được thành lập vào năm 1924, tách từ giáo xứ Gia Hưng. Hiện nay, giáo xứ có trên 3.700 giáo dân với 2 họ đạo là Chày (trị sở) và Bàu Sen. Trên đường đến nhà thờ Giáo xứ Chày, du khách có thể chạy bộ và đạp xe trên cung đường Hồ Chí Minh Tây.

Nhà thờ Giáo xứ Bồng Lai nằm trong thung lũng Bồng Lai, huyện Bố Trạch, là một điểm tham quan cho du khách đến thăm Làng du lịch. Bên cạnh tham quan, chụp ảnh với nhà thờ, du khách có thể đạp xe trên những con đường làng, ngắm nhìn đồng lúa xanh mướt, những ngôi nhà nhỏ và trang trại.

Nhà thờ Giáo xứ Gia Hưng mang vẻ độc đáo khi pha trộn giữa kiến trúc của châu Âu và Việt Nam. Những bức tường chạm khắc tranh dát vàng, xoay quanh những điển tích Công giáo.

Đá là vật liệu chính để xây dựng nhà thờ. Nhà thờ được người dân ở Bố Trạch xây dựng trong 4 năm, khánh thành vào đầu năm 2017. Lan can của bậc thang có khắc hình chim lạc, một “thần thú” trong tâm thức của người Việt. Nhà thờ có mái đầu đao như kiến trúc đặc trưng của đền chùa Việt Nam.

Đối diện nhà thờ là khu vườn lớn, với nhiều bức tượng rêu phong kể lại cuộc đời Chúa Jesus.

Thánh đường Giáo họ Hà Thanh nằm gần Giáo xứ Gia Hưng, thuộc huyện Bố Trạch. Công trình khánh thành 1/5/2003. Bức tường sơn vàng và bậc thềm đã phủ rêu phong tạo thêm nét cổ kính cho nhà thờ.

Trong khuôn viên nhà thờ có lư hương, hai bên cầu thang dẫn lên tiểu cảnh hang đá được trang trí tượng rồng dát vàng.

Trung Nghĩa/vnexpress
Ảnh: Trung Nghĩa, Hoàng Trung

Đám hỏi của cặp vợ chồng ‘cuồng Doraemon’

BẠC LIÊU-Vì mê bộ truyện Doraemon mà đôi bạn trẻ Khánh Lam và Xuân Khánh đã dành nửa năm sưu tầm đồ vật liên quan tới chú mèo máy cho ngày trọng đại của mình.

Chú rể Xuân Khánh, 29 tuổi hay đùa vui rằng, vợ mới yêu anh được sáu năm nhưng đã yêu chú mèo máy từ khi mới biết đọc. Nhà Khánh Lam có một tiệm sách báo nên từ nhỏ đã tiếp xúc với nhiều bộ truyện tranh, truyện chữ. Cô chỉ dành tình yêu duy nhất cho bộ truyện Doraemon.

“Mình cuồng nhân vật này đến nỗi gia đình hoặc bạn bè đi đâu chơi chỉ cần mua về món đồ có hình Mon cho mình là biết mình vui, chứ không nhất thiết phải là đặc sản của nơi đó”, cô dâu 28 tuổi, đang cùng chồng tương lai kinh doanh ở Bạc Liêu chia sẻ.

Tình yêu của Lam và Khánh cũng được chắp cánh nhờ vào sở thích chung là bộ truyện tranh Nhật Bản này. Họ vốn định tổ chức đám cưới năm 2020, vì dịch mà bị hoãn. Cũng nhờ đó, đôi trẻ có thời gian để chuẩn bị cho hôn lễ khác biệt.

“Từ nửa năm trước chúng mình đã bắt đầu vạch ra đám cưới theo concept Doraemon gồm những gì và bắt tay vào chuẩn bị”, cô dâu cho biết.

Khâu dễ dàng nhất trong quá trình là nói với cha mẹ ý tưởng. Hai bên đều biết con cuồng Doraemon nên chẳng ngạc nhiên hay phản đối. Còn khâu “khó nhằn” nhất là phần chuẩn bị tráp hỏi vì ban đầu mẫu tráp chuẩn chỉ có màu xanh trơn.

Mẹ đẻ Lam đã đặt tráp về Bạc Liêu cho Lam và Khánh trang trí, sau đó gửi ngược lên TP HCM để nhà trai đi kết hình rồng phụng. Do tráp cao, hai nhà lại cách nhau gần 300 km nên trên đường đi ăn hỏi nhà trai hồi hộp, chỉ sợ bong tróc. May mắn khi tới nhà gái các tráp vẫn còn nguyên vẹn.

Đám hỏi diễn ra ngày 25/3, từ phông nền, khăn trải bàn, chai nước, hoa cưới, bánh ngọt, trang phục của cô dâu, chú rể và phù dâu, rể đều mang màu xanh đặc trưng.

Cô dâu thích nhất hai chiếc bánh Mon được hai người bạn thân làm tặng. Chiếc bảng đính hôn được cột từng chú Mon nhồi bông xen lẫn hoa tươi cũng khiến khách ấn tượng.

Mẹ chồng Lam thậm chí còn tặng nàng dâu một bộ trang sức Doraemon. Bà đã đi 4 tiệm vàng mới mua được đúng kiểu ưng ý.

Tất cả những món đồ trưng bày ở đám hỏi đều là những thứ dễ tìm. Riêng các món đồ quý hiếm thì Lam và Khánh thống nhất “giấu” trong phòng tân hôn. Căn phòng rộng chừng 30 m2 có Doraemon khắp nơi, từ thú bông, giày dép, mũ, túi, ốp lưng, vali…

“Trong số đó tôi yêu thích nhất bộ lego này, vì chỉ riêng con Mon to đã là 8.000 mảnh ráp lại. Ông xã đã tìm mua nó và ngồi cả tuần để ráp món quà này cho tôi”, Khánh Lam chia sẻ.

Lam cho biết Hầu hết đều “choáng” khi bước vào căn phòng của họ. “Gia tài” này cũng có đóng góp rất lớn từ bạn bè và người thân của cả hai nên cặp vợ chồng trẻ rất trân trọng.

Lễ đính hôn với phông màu vui nhộn và lạ mắt dường như cũng khiến khách thích thú. Nhìn mọi người hào hứng, cặp vợ chồng trẻ càng thêm hạnh phúc trong ngày vui của mình.

Họ dự định sẽ trang trí tiệc cưới ở Bạc Liêu và TP HCM vào tháng 7 tới theo phong cách này.

mm

Video không gian tiệc đính hôn của Lam và Khánh.

Phan Dương/vnexpress
Ảnh: Nhân vật cung cấp

BẮC NINH: Ông bố làm ‘siêu xe’ gỗ cho con giá hơn 100 triệu đồng

Chiếc xe ô tô Bugatti được làm toàn bộ bằng gỗ nặng 350kg chạy bằng điện động cơ điện 24V có thể chịu được tải trọng 600 kg.

Ngắm “siêu xe” Bugatti bằng gỗ tí hon, chạy động cơ điện của ông bố trẻ tặng con trai - 1

 Đây là chiếc xe ô tô Bugatti được làm bằng gỗ sồi của anh Trương Quang Đạo (30 tuổi, ở Từ Sơn, Bắc Ninh). Cuối năm 2019 anh Đạo đã nảy ý tưởng chế tạo một chiếc xe ô tô bằng gỗ tặng con trai nên đã tìm tòi và thiết kế bản vẽ.

Ngắm “siêu xe” Bugatti bằng gỗ tí hon, chạy động cơ điện của ông bố trẻ tặng con trai - 2

 Trong 40 ngày 3 thợ mộc tại xưởng gỗ của anh Đạo đã hoàn thành chiếc xe dựa trên bản mẫu được anh tìm, vẽ và in ra.

Ngắm “siêu xe” Bugatti bằng gỗ tí hon, chạy động cơ điện của ông bố trẻ tặng con trai - 3

 Chiếc xe được anh Đạo và nhóm thợ chế tạo rất sang trọng, giống với chiếc siêu xe Bugatti. Chiếc xe bằng gỗ này nặng 350 kg.

Ngắm “siêu xe” Bugatti bằng gỗ tí hon, chạy động cơ điện của ông bố trẻ tặng con trai - 4

Toàn bộ “siêu xe” Bugatti được anh Đạo và nhóm thợ chế tạo, đục đẽo bằng gỗ.

Ngắm “siêu xe” Bugatti bằng gỗ tí hon, chạy động cơ điện của ông bố trẻ tặng con trai - 5
Ngắm “siêu xe” Bugatti bằng gỗ tí hon, chạy động cơ điện của ông bố trẻ tặng con trai - 6

Phía mặt trước của “siêu xe” và hệ thống đèn LED. Chiếc xe này anh Đạo thiết cho con trai chơi.

Ngắm “siêu xe” Bugatti bằng gỗ tí hon, chạy động cơ điện của ông bố trẻ tặng con trai - 7

Cụm đèn LED ở gương của chiếc xe ô tô.

Ngắm “siêu xe” Bugatti bằng gỗ tí hon, chạy động cơ điện của ông bố trẻ tặng con trai - 8

Cần gạt nước phía trước của chiếc xe ô tô. Để hoàn thiện chiếc xe anh Đạo mất khoảng 10 triệu tiền gỗ, chưa kể tiền công.

Ngắm “siêu xe” Bugatti bằng gỗ tí hon, chạy động cơ điện của ông bố trẻ tặng con trai - 9

Bánh xe ô tô cũng được chế tạo bằng gỗ.

Ngắm “siêu xe” Bugatti bằng gỗ tí hon, chạy động cơ điện của ông bố trẻ tặng con trai - 10
Ngắm “siêu xe” Bugatti bằng gỗ tí hon, chạy động cơ điện của ông bố trẻ tặng con trai - 11

Chiếc “siêu xe” Bugatti được sử dụng động cơ điện 24V, tạo ra từ 2 ắc quy nối tiếp nhau vận hành xe, vừa chống giật điện nếu gặp mưa, lại không lo bị cháy nổ.

Ngắm “siêu xe” Bugatti bằng gỗ tí hon, chạy động cơ điện của ông bố trẻ tặng con trai - 12

 Vô lăng của chiếc xe cũng được làm bằng gỗ rất phù hợp.

Ngắm “siêu xe” Bugatti bằng gỗ tí hon, chạy động cơ điện của ông bố trẻ tặng con trai - 13

Ghế của chiếc xe ô tô cũng được làm bằng gỗ rất tỉ mỉ. Chiếc ô tô này anh Đạo để nguyên không sơn màu.

Ngắm “siêu xe” Bugatti bằng gỗ tí hon, chạy động cơ điện của ông bố trẻ tặng con trai - 14

 Phía sau chiếc xe ô tô cũng được đục đẽo rất tinh vi.

Ngắm “siêu xe” Bugatti bằng gỗ tí hon, chạy động cơ điện của ông bố trẻ tặng con trai - 15
Ngắm “siêu xe” Bugatti bằng gỗ tí hon, chạy động cơ điện của ông bố trẻ tặng con trai - 16

Anh Trương Quang Đạo và con trai trên chiếc xe ô tô bằng gỗ.

Ngắm “siêu xe” Bugatti bằng gỗ tí hon, chạy động cơ điện của ông bố trẻ tặng con trai - 17

Con trai của anh Đạo rất thích thú khi được ngồi trên chiếc xe bằng gỗ.

Nguồn: danviet

HÀ TĨNH: Bủa lưới dài 450 m bắt cá đù

HÀ TĨNH-Hàng chục ngư dân ở huyện Lộc Hà bủa lưới dài 450 m bắt cá đù, có ngày thu về một tấn, mỗi người được một triệu đồng.

Những ngày này, vùng biển Cửa Sót (huyện Lộc Hà) đang vào mùa cá đù. Dọc bờ biển dài hàng chục km, từng nhóm 12 đến 15 ngư dân chụm lại, bủa lưới theo hình vòng cung rồi kéo từ từ vào bờ để bắt cá.

Cá đù sống gần bờ, thân bầu dục, đầu to, vây lưng trước có tia gai cứng, phía sau mềm. Loài này ít xương, thịt ngọt, giàu chất dinh dưỡng, được thị trường ưa chuộng, thương lái thu mua bán cho nhà hàng, khách sạn…

Mùa đánh bắt cá đù bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 2 âm lịch hàng năm. Ngư dân dùng thuyền nan loại nhỏ, mang lưới chèo ra ngoài khơi khoảng một km rồi thả xuống.

Lưới bắt cá đù cao khoảng 2 m, dài 450 m, được mua tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Lúc 6h, ngư dân thả mẻ đầu, sau 2 tiếng thì kéo lưới vào. Một ngày trung bình mỗi nhóm kéo khoảng 3 mẻ.

Việc kéo lưới mất khoảng 30 phút. Người dân chia ra làm hai tốp, mỗi tốp 6-7 người đứng theo hàng dọc ở phía hai đầu của tấm lưới rồi thu dây về. Các đoạn dây gắn với lưới sau đó được gấp lại để tránh bị rối.

Kéo xong phần dây sẽ lộ ra phần lưới. Lúc này, nhóm kéo phải đứng lại gần nhau, cầm chắc tấm lưới, thu hẹp lại vòng cung để cá không thoát ra ngoài.

Các thành viên trong nhóm dùng rổ đựng cá. “Cá bán tại chỗ 45.000 đồng một kg. Trung bình mỗi hôm ra khơi thuyền của tôi bắt được 5-7 tạ, có ngày gặp may được một tấn, tuy nhiên có thời điểm chỉ được 1-2 tạ”, ông Nguyễn Vọng, 52 tuổi, trú xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, nói.

Cá đù thịt khá mềm, khi gỡ từ lưới ra phải cẩn thận, nhẹ nhàng, nếu không sẽ bị nát.

Phía trên bờ, nhiều nhóm thương lái mang theo sẵn xô đá, tập trung mua cá đem phân loại. “Hôm nào trúng nhiều thì dễ mua, còn ngày biển động cá về ít rất khó gom. Ba người phối hợp mua một mẻ cá, sau đó lên chia theo từng phần. Khi đưa ra bán ngoài chợ hoặc nhập cho nhà hàng, tôi lời một kg khoảng 5.000-10.000 đồng”, bà Bùi Thị Hoài, thương lái ở huyện Thạch Hà cho biết.

Cá phân loại xong được bỏ vào rổ đưa ra biển, nhúng xuống nước nhiều lần cho sạch cát.

“Ngày trước cá đù nhiều, song thời gian gần đây nạn tàu giã cào hoành hành nên giảm. Thu nhập từ cá cũng không thường xuyên. Hôm nào may mắn, một lao động có thể lãi một triệu đồng, ngày bình thường thì thu về khoảng 400.000 đồng, có bữa biển động chỉ có vài kg đưa về làm thức ăn chứ không có lời”, ông Nguyễn Minh Thoải, 57 tuổi, trú xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà, cho hay.

Cuối giờ chiều mỗi ngày, người dân rửa sạch lưới rồi quấn lại, sau đó tập trung khoảng 4 nhân lực vác ngư cụ về nhà để chuẩn bị cho buổi đánh bắt vào sáng hôm sau.

Đức Hùng/vnexpress

Ngôi chùa ve chai “độc nhất vô nhị”, nắm giữ nhiều kỷ lục nhất Việt Nam

 Gây ấn tượng bởi kiến trúc độc đáo, được “kết” lại từ hàng triệu mảnh ve chai khác nhau, chùa Linh Phước trở thành điểm đến hút khách check-in khi ghé thăm Đà Lạt.

Chùa Linh Phước nằm trên quốc lộ 20 gần Trại Mát, cách TP. Đà Lạt khoảng 8 km. Trong những năm gần đây, chùa nổi tiếng và được nhiều người biết đến nhờ kiến trúc vô cùng độc đáo.

Chùa được khởi công xây dựng vào năm 1949 và trải qua nhiều lần trùng tu.

Ngôi chùa ve chai độc nhất vô nhị, nắm giữ nhiều kỷ lục nhất Việt Nam - 1
Chùa Linh Phước là điểm đến hấp dẫn được du khách yêu thích khi ghé thăm Đà Lạt (Ảnh: @fillenish).

Khuôn viên chùa rộng, gồm nhiều công trình lớn, nhỏ khác nhau. Lối đi trong chùa thiết kế quanh co, uốn lượn khiến du khách đôi khi có cảm giác như lạc vào mê cung.

Từ cổng vào trong chùa đều được đính kết kỳ công từ hàng chục nghìn mảnh chai, sành, gốm sứ đủ màu sắc. Cũng bởi vậy mà chùa còn có tên gọi là chùa Ve Chai để du khách khi đến lễ phật dễ dàng phân biệt với các ngôi chùa khác tại Đà Lạt.

Ngôi chùa ve chai độc nhất vô nhị, nắm giữ nhiều kỷ lục nhất Việt Nam - 2
Chùa lớn nhiều màu sắc, các chi tiết hoa văn được thiết kế tinh xảo tạo nét độc lạ, khác biệt với các công trình khác tại thành phố mù sương (Ảnh: Elly Uyên).

Ngay từ cổng chùa, du khách không khỏi choáng ngợp với con rồng uốn lượn xung quanh tượng phật Di Lặc. Nó có chiều dài 49m với phần thân rồng được khảm từ hơn 12.000 vỏ chai bia.

Ngôi chùa ve chai độc nhất vô nhị, nắm giữ nhiều kỷ lục nhất Việt Nam - 3
Tòa Linh Tháp – tháp chuông cao nhất Việt Nam (Ảnh: @hahinmakeup86).

Trong khuôn viên chùa có tòa Linh Tháp được ghi nhận là tháp chuông cao nhất Việt Nam vào năm 2008. Tòa tháp gồm 7 tầng cao 37m, thiết kế tinh xảo, xung quanh được trang trí những bức tượng bắt mắt.

Đứng từ tòa Linh Tháp nhìn sang, du khách có thể thấy khu vực chính điện dài 33m. Khu vực này có phần trần cao, được trang trí họa tiết mây trời.

Ngôi chùa ve chai độc nhất vô nhị, nắm giữ nhiều kỷ lục nhất Việt Nam - 4
Bức tượng được xác nhận kỷ lục là tượng Quán Thế Âm Bồ tát bằng bê tông cốt thép trong nhà lớn nhất Việt Nam (Ảnh: Tướng Công).

Xung quanh là không gian thờ 324 bức tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và một bức tượng khổng lồ đặt ở giữa điện.

Đến chính điện, du khách cũng được chiêm ngưỡng hai hàng cột rồng khảm sành và nhiều bức phù điêu giới thiệu về lịch sử Phật Thích Ca, điển tích trong kinh Pháp hoa, kinh A di đà.

Tại chùa Linh Phước còn có tượng Bồ tát Quán Thế Âm được đính kết kỳ công từ 650.000 bông hoa bất tử khá nổi tiếng. Tượng cao 17m, nặng 3 tấn, được hoàn thiện bởi 30 nghệ nhân, 600 Phật tử trong 36 ngày.

Ngôi chùa ve chai độc nhất vô nhị, nắm giữ nhiều kỷ lục nhất Việt Nam - 5
Năm 2017, tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng hoa bất tử được chứng nhận là kỷ lục thế giới bởi Liên minh Kỷ lục Thế giới. (Ảnh: @fillenish).

Với tổng 11 kỷ lục, chùa Linh Phước hiện là ngôi chùa nắm giữ nhiều kỷ lục quốc gia nhất Việt Nam.

Ngoài kiến trúc “độc nhất vô nhị”, du khách tới chùa còn được chiêm ngưỡng bức tượng bằng sáp y hệt người thật hay “mục sở thị” 18 tầng địa ngục với tổng chiều dài đến 300m, được bài trí nhiều hình thù kỳ lạ, ghê rợn.

Ngôi chùa ve chai độc nhất vô nhị, nắm giữ nhiều kỷ lục nhất Việt Nam - 6
Từng khu vực trong chùa đều trở thành tọa độ “sống ảo” được các bạn trẻ yêu thích. (Ảnh: @thao.nguyen130997).

Không chỉ là không gian tâm linh, yên tĩnh, chùa Linh Phước còn là địa điểm check-in thu hút đông đảo du khách thập phương. Những bức bức tường khảm ve chai độc đáo, nhiều màu sắc được nhiều bạn trẻ yêu thích, chọn làm background “sống ảo” đẹp mê.

Từ chùa, du khách cũng có thể ngắm nhìn khung cảnh nên thơ, đậm chất phố núi với các đồi thông xanh mướt xung quanh. Bởi vậy, chùa Linh Phước còn được coi là một trong những địa điểm ngắm hoàng hôn đẹp nhất tại Đà Lạt.

Thảo Trinh/Dân trí

Đặc sản khách Tây “khóc thét”, người Việt chen chân xếp hàng thưởng thức

 Tiết canh được làm từ tiết động vật (lợn, vịt, ngan…) trộn với nội tạng, sụn, thịt. Đây là món ăn được nhiều người Việt ưa thích, nhưng lại khiến du khách phương Tây e dè, sợ hãi.

Phát Video02:17

“Đặc sản” của người Việt nhưng khiến khách Tây “khóc thét”

Với quan niệm huyết tươi là loại thuốc bổ, từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng nguyên liệu là tiết động vật tươi, pha với chút nước mắm hoặc nước muối nhạt, hãm cho khỏi đông trước khi trộn với những phần thịt, nội tạng, sụn băm nhỏ để làm đông tiết.

Món ăn này phổ biến từ xa xưa trong ẩm thực của người Việt, đặc biệt là ở miền Bắc, nhưng chưa từng thấy trong ẩm thực của một nơi nào khác trên thế giới.

Vì nhiều lý do, nhất là vấn đề liên quan tới vệ sinh an toàn thực phẩm nên tiết canh được xem là món ăn không an toàn. Trong quá trình chế biến, tiết của động vật không qua bất kỳ công đoạn tiệt trùng nào mà được ăn trực tiếp cùng với lạc rang và rau thơm.

Đặc sản khách Tây khóc thét, người Việt chen chân xếp hàng thưởng thức - 1
Dù khá phổ biến với người Việt, nhưng cho dù dễ tính đến đâu, hầu như không có mấy thực khách quốc tế dám động đũa vào món ăn này.

“Mục sở thị” một quán tiết canh ngan nổi tiếng gần 20 năm nay ở khu tập thể Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội), chị Bùi Thị Nguyệt, nhân viên gắn bó với quán 16 năm nay cho biết: “Mỗi ngày quán chỉ bán khoảng 50 bát tiết canh ngan, những ngày cuối tuần thì số lượng bán được nhiều hơn. Tiết canh chỉ gồm tiết của ngan, không pha tiết lợn nên được rất nhiều người ưa chuộng”.

Đặc sản khách Tây khóc thét, người Việt chen chân xếp hàng thưởng thức - 2
Chị Nguyệt cho biết, mỗi ngày quán chỉ bán khoảng 50 bát tiết canh, ngoài ra còn bán được hàng trăm bát bún, miến ngan.
Đặc sản khách Tây khóc thét, người Việt chen chân xếp hàng thưởng thức - 3
Quán tiết canh ngan thu hút chủ yếu “cánh mày râu”.

Chị Nguyệt cũng cho biết thêm, ngan được chọn lọc lấy từ huyện Thường Tín (Hà Nội), các chủ buôn sẽ làm thịt sẵn, để riêng tiết ngan vào các chai. Sau đó, chị sẽ băm nhỏ thịt ngan, nội tạng, sụn rồi sau đó hãm cũng tiết. Mỗi bát tiết canh ở đây có giá 15.000 đồng.

Ông Phạm Đức Mạnh (Lương Định Của, Đống Đa, Hà Nội), khách quen đã ăn tiết canh ở quán hơn 10 năm nay chia sẻ: “Tôi ăn ở đây quen rồi, tiết canh là món sở trường của tôi và thấy quán làm từ tiết của ngan, đảm bảo vệ sinh nên thường xuyên đến ăn. Bộ Y tế cũng khuyến cáo không nên ăn nhiều, nên 1 tuần tôi ăn 1 lần. Ăn xong bát tiết canh tôi thường ăn thêm miến ngan nữa”.

Đặc sản khách Tây khóc thét, người Việt chen chân xếp hàng thưởng thức - 4
Tiết canh ngan là món sở trường của ông Mạnh, mỗi tuần ông đến quán ăn 1 lần.
Đặc sản khách Tây khóc thét, người Việt chen chân xếp hàng thưởng thức - 5
Khi ăn, thực khách vắt chút nước cốt chanh lên bề mặt bát tiết, rắc chút hạt tiêu, cùng một vài nhánh rau thơm rồi thưởng thức.
Đặc sản khách Tây khóc thét, người Việt chen chân xếp hàng thưởng thức - 6
Tiết canh ngan, vịt được ưa chuộng hơn tiết canh lợn vì có một vị ngọt, mát và giòn.

Các món tiết canh ăn dễ gây lạnh bụng, đau bụng vì đồ tươi sống nên thường được ăn kèm với nhiều loại gia vị có tinh dầu cay nóng như rau húng quế, ngò gai, tía tô, hạt tiêu, ớt tươi, cốt chanh… nhiều người còn nhâm nhi cùng chén rượu.

Đặc biệt vào đầu tháng hoặc đầu năm, nhiều người kinh doanh quan niệm đi ăn bát tiết canh để lấy đỏ, may mắn cho cả tháng, cả năm.

Tuy nhiên, với người nước ngoài khi nhìn thấy bát tiết canh thì có phần hoảng hồn khi biết nguồn gốc của món ăn. Không chỉ vậy, tiết canh chứa nhiều vi khuẩn có hại cho con người.

Đặc sản khách Tây khóc thét, người Việt chen chân xếp hàng thưởng thức - 7
Chuyên gia y học khuyến cáo mọi người không nên ăn tiết canh.
Đặc sản khách Tây khóc thét, người Việt chen chân xếp hàng thưởng thức - 8
Bên cạnh tiết canh, quán của chị Nguyệt còn phục vụ khách các món ăn về ngan: Bún ngan, miến ngan, ngan chặt…
Đặc sản khách Tây khóc thét, người Việt chen chân xếp hàng thưởng thức - 9
Trung bình, mỗi ngày chị bán được khoảng 200 bát các loại, những ngày cuối tuần, chỉ sau 3 tiếng mở bán đã hết hàng, nhiều người chậm chân sẽ lỡ hẹn thưởng thức món ăn từ ngan nổi tiếng của quán.

Toàn Vũ – Hà Hiền/Dân trí

Người trẻ mê mẩn check-in con đường hoa giấy cực đẹp

Tại TP.HCM có một con đường hoa giấy nở rộ cực đẹp thu hút nhiều người trẻ kéo đến check-in.

Con đường hoa giấy nở rộ đã hớp hồn nhiều bạn trẻ /// T.Đ

Con đường hoa giấy nở rộ đã hớp hồn nhiều bạn trẻT.ĐTrong buổi chiều tình cờ đi công việc qua đường Đặng Tất, Q.1, TP.HCM. Tại đây, chúng tôi không khỏi choáng ngợp với hàng hoa giấy nở rộ trải dài hàng trăm mét với sắc hồng, đỏ.

Đặc biệt, ở con đường này có những ngôi nhà trồng hoa giấy làm cây che bóng mát, tạo nên một “bức tường” hoa vô cùng đẹp mắt. Nhiều người trẻ đã nô nức đến đây để chụp hình, sống ảo.

Đi cùng với bạn của mình, Mai Thùy Trang, 21 tuổi, sinh viên Học viện Hàng không TP.HCM, đằm thắm trong chiếc đầm trắng, e ấp tạo dáng để có nhiều kiểu ảnh ưng ý. Thùy Trang cho hay biết đến con đường hoa giấy này nhờ bạn bè chỉ dẫn.

Người trẻ mê mẩn check-in con đường hoa giấy cực đẹp - ảnh 1Mai Thùy Trang e ấp bên “bức tường” hoa giấyẢNH: TẤN ĐẠT
Người trẻ mê mẩn check-in con đường hoa giấy cực đẹp - ảnh 2Dịu dàng bên hoa giấyẢNH: TĐ
Người trẻ mê mẩn check-in con đường hoa giấy cực đẹp - ảnh 3

“Khi đến đây em thấy hoa giấy nở nhiều và rất đẹp. Mọi người ai cũng tranh thủ ghi lại từng khoảnh khắc bên hoa”, Trang nói. Con đường hoa giấy này đẹp nhất là lúc khoảng 4-5 giờ chiều khi mà ánh mắt trời “hạ nhiệt” tạo nên những tia nắng nhẹ nhàng.

Khi thấy con đường hoa giấy, chị Lê Thị Hồng Nhung, 31 tuổi, ngụ Q.Phú Nhuận, TP.HCM, đã nhờ người yêu chụp thật nhiều ảnh. Chị Nhung bộc bạch: “Hoa nở cực đẹp, tạo nên một mảng màu riêng biệt cho con đường này, phải tranh thủ có bộ ảnh cho riêng mình”. 

Người trẻ mê mẩn check-in con đường hoa giấy cực đẹp - ảnh 4Một giàn hoa giấy cao hơn 2 m khác trên con đường nàyẢNH: TĐ
Người trẻ mê mẩn check-in con đường hoa giấy cực đẹp - ảnh 5Lê Phan Song Uyên, 26 tuổi mê mệt với hoa giấyẢNH: TĐ

Người trẻ mê mẩn check-in con đường hoa giấy cực đẹp - ảnh 6Nhiều người trẻ kéo đến chụp hìnhẢNH: TẤN ĐẠT
Người trẻ mê mẩn check-in con đường hoa giấy cực đẹp - ảnh 7Con đường thơ mộng khi về chiềuẢNH: TẤN ĐẠT

Trong khi đó, ngay cầu Lê Văn Sỹ (đoạn ngã ba Lê Văn Sỹ, Trường Sa) hoa giấy cũng nở rộ không kém.

Người trẻ mê mẩn check-in con đường hoa giấy cực đẹp - ảnh 8Một khung cảnh yên bìnhẢNH: TẤN ĐẠT
Người trẻ mê mẩn check-in con đường hoa giấy cực đẹp - ảnh 9Trắng xen đỏẢNH: TẤN ĐẠT
Theo Thanh Nien Online

Nhọc nhằn mưu sinh giữa Sài Gòn nắng đổ lửa

Những ngày qua thời tiết TP.HCM nắng nóng đến cháy da khiến nhiều người ngại ra ngoài. Tuy nhiên, không ít người phải lao ra đường, nhọc nhằn mưu sinh dưới tiết trời nắng gắt…

Vì mưu sinh, nhiều người phải "trân mình" giữa cái nóng hầm hập của Sài Gòn lúc 12 giờ trưa.  /// ẢNH: LÊ NGỌC THẢO

Vì mưu sinh, nhiều người phải “trân mình” giữa cái nóng hầm hập của Sài Gòn lúc 12 giờ trưa.ẢNH: LÊ NGỌC THẢO12 giờ trưa, đường phố TP.HCM vắng vẻ một phần bởi cái nóng hầm hập của tháng 3. Ai ra đường cũng phải che chắn cẩn thận để bảo vệ sức khỏe. Đặc biệt, với những người lao động làm việc ngoài trời, nắng nóng khiến công việc của họ trở nên nhọc nhằn hơn.

“Nóng chịu không nổi!”

Chị Nguyễn Thị Trúc Ly (31 tuổi, H. Bình Chánh) cho biết chị đã bán vé số mưu sinh được 8 năm, quen với cuộc sống nay đây mai đó ngoài đường nhưng vẫn không chịu nổi những ngày TP.HCM vào mùa nắng nóng.“Đi ngoài trời nắng nên mồ hôi chảy xuống cay mắt dữ lắm, tuôn ra như tắm vậy nên lúc nào tôi cũng đem theo bình nước để uống bù nếu không là xỉu luôn. Hôm nào say nắng thì tay chân bủn rủn, xay xẩm mặt mày, thấy không ổn thì tôi vào chỗ mát cho đỡ mệt rồi đi bán tiếp. Thôi thì mình cứ ráng chứ biết sao giờ, không làm thì lấy tiền đâu sống”, chị Ly kể.

Nhọc nhằn mưu sinh giữa Sài Gòn nắng đổ lửa: 'Sợ bán ế hơn sợ trời nóng!' - ảnh 1Người dân TP.HCM che chắn cẩn thận khi ra đường trước cái nóng những ngày đầu tháng 3.ẢNH: CAO AN BIÊN
Nhọc nhằn mưu sinh giữa Sài Gòn nắng đổ lửa: 'Sợ bán ế hơn sợ trời nóng!' - ảnh 2“Đi ngoài trời nắng nên mồ hôi chảy xuống cay mắt dữ lắm, tuôn ra như tắm vậy nên lúc nào tôi cũng đem theo bình nước để uống bù, nếu không là xỉu luôn”, chị Nguyễn Thị Trúc Ly (31 tuổi) chia sẻ.ẢNH: LÊ NGỌC THẢO

Làm bảo vệ cho một công trình xây dựng ở đường Nguyễn Thị Minh Khai (Q.1), ông Út (62 tuổi, quê Trà Vinh) cho biết nhờ bóng mát từ mấy hàng me mà ông tránh được mấy phần nắng nóng của thành phố trong những ngày này.“Tôi còn có bóng cây để tránh chứ mấy anh em công nhân làm trong công trình tội lắm, cả ngày phơi mình dưới cái nắng gần 40 độ C luôn, nếu là tôi chắc tôi cũng chịu không nổi”, ông bộc bạch.

Nhọc nhằn mưu sinh giữa Sài Gòn nắng đổ lửa: 'Sợ bán ế hơn sợ trời nóng!' - ảnh 3Vì tính chất công việc nên nhiều tài xế công nghệ chuẩn bị nước, mắt kính, găng tay, áo chống nắng kỹ càng khi ra đường.ẢNH: LÊ NGỌC THẢO

Bên kia đường, anh Tâm (37 tuổi) là tài xế xe ôm công nghệ đang chuyển hàng cho khách. Anh cho biết công việc của mình phải đi làm ngoài đường suốt nên lúc nào anh cũng chuẩn bị nước, mắt kính, găng tay, áo chống nắng khi ra đường.“Mấy ngày nay nắng nóng hơn, nên dù có kỹ đến mấy thì chạy xe cũng thấy hơi choáng. Mệt quá, tôi phải lựa đường nào có nhiều bóng cây để đi, tìm quán để uống nước”, anh Tâm nói thêm.

Nhọc nhằn mưu sinh giữa Sài Gòn nắng đổ lửa: 'Sợ bán ế hơn sợ trời nóng!' - ảnh 4Công việc dọn dẹp đường phố của bà Thương (47 tuổi) trở nên nhọc nhằn hơn khi Sài Gòn bắt đầu vào mùa nắng nóng.ẢNH: CAO AN BIÊN

Cũng vì hai chữ “mưu sinh”

Bà Thương (47 tuổi) vừa thu dọn rác trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (Q.1) vừa lấy tay quệt mồ hôi vì nóng nực. Bà kể hai vợ chồng đều làm cùng một công ty vệ sinh môi trường để nuôi con trai đi học nên dù ngày nắng hay ngày mưa bà vẫn phải làm việc. Với bà, thời dịch Covid-19 mà có được một công việc ổn định để nuôi con cũng là một điều may mắn.“Mỗi ngày, tôi bắt đầu đi làm từ 5 giờ sáng tới 15 giờ chiều. Công việc này đòi hỏi tôi phải làm ngoài đường suốt, cực nhất là buổi trưa nắng nóng như thế này. Tuy nhiên, tôi làm mấy năm rồi nên cũng cũng quen, nắng thì nắng nhưng cứ cố hoàn thành tốt công việc của mình là được”, bà bày tỏ.Bà cũng cho biết thêm, trời nắng khiến công việc trở nên khó khăn vì lá rụng ngoài đường nhiều hơn so với ngày bình thường. Dù vậy, miễn đường phố được sạch đẹp là bà đã cảm thấy mỗi ngày đi làm đều vui lắm rồi.

Nhọc nhằn mưu sinh giữa Sài Gòn nắng đổ lửa: 'Sợ bán ế hơn sợ trời nóng!' - ảnh 5Chị Hằng (43 tuổi) dừng chiếc xe đạp chở bánh cam của mình ven đường, rồi tìm một chỗ mát ở phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1) ăn vội bữa trưa.ẢNH: CAO AN BIÊN

Trời nắng hầm hập, chị Hằng (43 tuổi) dừng chiếc xe đạp chở bánh cam của mình ven đường, rồi tìm một chỗ mát ở phố đi bộ Nguyễn Huệ ăn vội bữa trưa. Chị kể với chúng tôi chị phải tranh thủ ăn cho xong sớm để kịp bán hết bánh.“Dạo này trời nắng nên buôn bán vất vả hơn đôi chút. Nắng nóng thì tôi không sợ, vì tôi bán mấy chục năm nên quen rồi, chỉ sợ là sợ bán bánh ế, vì nóng nên người ta cũng ít mua mấy đồ dầu mỡ, chiên xào. Tôi bán bánh nuôi 2 đứa con, mộ đứa lớp 6 còn một đứa lớp 12 đi học. Đâu ai muốn ra đường giữ trời nắng, nhưng vì hoàn cảnh cả thôi”, chị Hằng tâm sự.

Nhọc nhằn mưu sinh giữa Sài Gòn nắng đổ lửa: 'Sợ bán ế hơn sợ trời nóng!' - ảnh 6Một bảo vệ tranh thủ chợp mắt dưới cái nóng hừng hực của Sài Gòn.ẢNH: LÊ NGỌC THẢO
Nhọc nhằn mưu sinh giữa Sài Gòn nắng đổ lửa: 'Sợ bán ế hơn sợ trời nóng!' - ảnh 7Bình nước luôn là vật “bất ly thân” của người lao động trong những ngày này.ẢNH: LÊ NGỌC THẢO
Nhọc nhằn mưu sinh giữa Sài Gòn nắng đổ lửa: 'Sợ bán ế hơn sợ trời nóng!' - ảnh 8Một công nhân nép vào bóng mát để tránh nắng vào buổi trưa.ẢNH: CAO AN BIÊN
Nhọc nhằn mưu sinh giữa Sài Gòn nắng đổ lửa: 'Sợ bán ế hơn sợ trời nóng!' - ảnh 9Dù nắng hay mưa, nhiều người vẫn phải ra đường để mưu sinh.ẢNH: LÊ NGỌC THẢO.
Theo Thanh Nien Online

Trăm năm ăn – mặc Sài Gòn: Chiếc nón casque

Nón casque, người Việt gọi là “nón casque thực dân” hay “nón casque thuộc địa” theo người Pháp vào Việt Nam.

Bận áo dài nhưng thay cho cái khăn đóng trên đầu là cái nón casque trắng /// Ảnh: T.L

Bận áo dài nhưng thay cho cái khăn đóng trên đầu là cái nón casque trắngẢNH: T.LBan đầu, người đàn ông Việt còn búi tóc củ hành nên không mặn mà gì với cái nón này vì đội vào sẽ vướng. Đến cuối thế kỷ 19, ở Sài Gòn và các vùng lân cận, đàn ông Việt thích nghi với đời sống phương Tây quen dần các loại nón từ Pháp đưa sang. Bên cạnh cái nón nỉ, cái nón casque phổ biến dần.Tác giả Nguyễn Dư trong cuốn Khơi lại dòng xưa cho biết năm 1916, Nhà xuất bản Xuân Lan (Hà Nội – Hải Phòng) cho in lại cuốn Thạch Sanh truyện bằng chữ quốc ngữ mà trước đó đã in bằng chữ Nôm. Lần in này, họ đưa hình minh họa người trong truyện, trong đó Lý Thông cầm dù che, thấy cả đứa hầu đội mũ casque tân thời.Ngoài nón casque, còn có các loại nón khác của phương Tây mà người Việt dần quen thuộc như nón cát kết (casquette), nón bê rê (béret).

Được dùng trong thời gian dài nhất, khoảng gần nửa thế kỷ, chính là nón casque.Lúc đầu, loại nón này chỉ có người Pháp dùng ở thuộc địa. Cho đến Đại chiến thế giới lần I năm 1914 – 1918, tuy vẫn còn những người thủ cựu thích đầu đội khăn đóng “Suối đờn” cùng với áo dài xuyến đen nhưng có nhiều người làm việc cho Pháp, do thường ngày mặc y phục kiểu Tây nên bắt chước dùng theo. Họ xài nón casque của hiệu Paul Canavaggio, diện với áo vải bố trắng cổ đứng. Rồi có những ông tuy còn thích mặc áo dài Annam nhưng thấy cái nón này quá tiện nên bỏ khăn đóng ra, khoác áo the và đội nón casque.

Giới bồi bếp và người làm mướn làm thuê cũng dùng nó. Sau những dùng dằng trong tâm thức người dân cố cựu, nón casque hòa nhập vào bộ y phục người Việt. Theo tạp chí Khoa học xuất bản năm 1923 (*), ở Nam kỳ từ cuối thập niên 1920, người ta đã quen dùng nón casque, lần lần bỏ nón nỉ và nón rơm.

Sài Gòn trăm năm ăn - mặc: Chiếc nón casque1Cảnh ở đền Ngọc Sơn cạnh hồ Gươm với người đàn ông áo thâm nón casque trắng.TRANH: ANDRÉ EUGÈNE LOUIS BLONDEAU

Hội nhập vào đời sống miền Nam

Trước khi người Bắc vô Nam lập nghiệp, mỗi năm nón rơm từ Pháp chở qua bán ở thị trường Nam kỳ rất nhiều, các tiệm bán nón của người Ấn và Hoa đều bày bán. Nam kỳ là xứ nhiều nắng nhưng mưa cũng nhiều, nên khi nón casque sang, người ta càng chuộng. Nón casque che nắng tốt hơn nón rơm, gặp gió không bay và nếu gặp mưa hay bị va chạm cũng không bị biến dạng, móp méo như nón rơm. Nón casque có bị lấm dơ, chỉ cần chút phấn là mới trở lại.

Nhà văn Nguyễn Hiến Lê viết trong hồi ký: “Ở Nam, kinh tế phát triển hơn, trường học nhiều hơn, nhưng năm 1935, về miền Tây, tôi vẫn thấy dân quê giữ được nhiều truyền thống cũ, nhiều cổ tục”. Tuy nhiên, theo mô tả của ông, truyền thống mà các cụ già đang gìn giữ đã có phần thay đổi để thích nghi với đời sống hiện đại đang lấn dần mà người miền Nam, với cá tính cởi mở đã tiếp nhận: “Có những cụ già để búi tóc mà đội nón tây (casque), ngồi ca nô, xe hơi mà thích truyện tàu, thuộc Minh tâm bửu giám”.

Tính thực dụng đã giúp cái nón xa lạ được chấp nhận từ những người bảo thủ nhất, vì nó thích hợp với xứ nóng ẩm nhiều nắng như miền Nam. Ở miệt lục tỉnh, khoảng năm 1935, các thầy giáo ở Vĩnh Long đi dạy với trang phục “áo dài lương đen, quần trắng, đi giày hàm ếch hoặc giày Gia Định, đã phối hợp rất “ngọt” trang phục của mình với cái nón casque.

Với trang phục đó họ “rất mẫu mực trong giảng dạy, sinh hoạt ăn – ở – đi lại, nói năng đạo mạo, được học trò và nhân dân kính nể, đặt họ đúng ngôi vị “quân sư phụ” ở đời. Thầy cô là thần tượng, là ước mơ lập thân, lập nghiệp của học sinh sau khi học tập vào đời”

Cho đến thập niên 1950, ở Sài Gòn người ta vẫn còn dùng nón casque. Theo ông Nguyễn Văn Tỷ (***), từ năm 1948 cho đến năm 1954, Trường Pétrus Ký chỉ dành cho nam sinh, có ban Cao đẳng Tiểu học và ban Tú tài. Học sinh Pétrus Ký lúc đó được mặc khá thoải mái với quần short, hoặc quần tây dài. Áo sơ mi (bỏ ngoài hay bỏ trong quần), mang giày sandale hay giày bít. Nếu có đội nón thì thường là nón casque trắng.

Có người cho là nón casque thuộc địa của người Pháp màu trắng, vành rộng hơn nón học sinh cùng thời tuy cùng màu trắng, vành dày nhưng nhỏ hơn.Nhà văn Hoàng Hải Thủy kể là khi nhà thơ Nguyên Sa từ Pháp về năm 1955, không những không diện theo kiểu Tây như “mặc chemise dài tay, không bouton manchette, không cravate, không quần Dormeuil, không đi giày da verni bóng loáng…” cũng “không đeo đồng hồ Oméga, không bút máy Waterman hay Parker nắp vàng gài ở túi ngực áo như những ông du học ở Pháp về” mà chỉ “bận chemisette trắng, tức sơ-mi cụt tay, áo bỏ ngoài quần kaki, đi sandalle” và đặc biệt là đội cái nón casque coloniale, nón thuộc địa.

Sau sáu năm du học bên Pháp, nhà thơ Nguyên Sa đã trở lại với các thứ trang phục tiện cho miền nắng nóng nhiệt đới mà trong đó, có cái nón rộng vành, cứng mà nhẹ.Chiếc nón casque vẫn tiếp tục được dùng sau 1954, khi người Pháp về nước từ lâu. (trích bài viết Nón casque thời thuộc địa trong cuốn Sài Gòn ngoảnh lại trăm năm – Công ty Phan Book và NXB Đà Nẵng liên kết xuất bản 2021)(*) Số 1 ra ngày 4 tháng 10 năm 1923.(**) Theo sách Tìm hiểu Văn hóa Vĩnh Long(***) (http://longhovinhlong.blogspot.com.au/2013/12/ngay-xua-khong-con-nua-phan-1.html)

Theo Thanh Nien Online


Tạo trang giống vầy với WordPress.com
Tham gia